Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kế toán trường học
Những năm gần đây, trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, kinh tế nhà nước luôn cần đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả. Để làm được điều đó, trước tiên cần phải làm tốt vai trò của từng bộ phận trong nền kinh tế trong đó phải kể đến các đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN). Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý các đơn vị hành chính sự nghiệp, công việc của kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp là phải tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát hoạt động của đơn vị. Đồng thời, kế toán hành chính sự nghiệp với chức năng thông tin mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước (NSNN) tại đơn vị hành chính sự nghiệp được Nhà nước sử dụng như là một công cụ sắc bén trong việc quản lý NSNN, góp phần đắc lực vào việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả cao.
Các đơn vị hành chính sự nghiệp là những đơn vị quản lý hành chính Nhà nước như đơn vị sự nghiệp công lập y tế, văn hóa, giáo dục, thông tin,… hoạt động bằng nguồn kinh phí của Nhà nước cấp, hoặc các nguồn kinh phí khác để thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho. Trong đó, giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, tạo điều kiện để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Do vậy, chủ trương đổi mới nền giáo dục Việt Nam, trong đó có đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục các cấp là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị HCSN là sự thiết lập mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố cấu thành bản chất của hạch toán kế toán để phát huy tối đa vai trò của kế toán trong công tác quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Chính vì vậy, tổ chức kế toán khoa học sẽ góp phần quan trọng vào việc thu thập, xử lý thông tin, giúp quản lý tốt nguồn kinh phí được NSNN cấp phát, các cơ quan kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước dễ dàng trong việc giám sát đơn vị chấp hành theo ngân sách, ngăn chặn sự tham nhũng, lãng phí trong phần hành chi, đảm bảo cho việc chi tiêu đúng mục đích, tiết kiệm chi phí, giúp lãnh đạo đơn vị đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời, có ảnh hưởng đến kết quả sử dụng các nguồn lực nhằm hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao của các đơn vị sự nghiệp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kế toán trường học
2 - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Bản thân kế toán cần thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật, chính sách kinh kế tài chính mới ban hành. Đồng thời, cần có thái độ nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật cũng như những chuẩn mực, chế độ tài chính kế toán của Nhà nước. + Cần quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ kế toán tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, cập nhật những quy định, luật kế toán mới nhất. + Đơn vị cần nhận thức đầy đủ về vai trò của công nghệ thông tin, của phần mềm kế toán đối với công tác kế toán, đào tạo và cập nhật kiến thức tin học cho đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ kế toán đơn vị. + Đơn vị cần đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác kế toán. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: + Với các biện pháp cụ thể trong sáng kiến, sáng kiến hoàn toàn có thể được áp dụng và phát triển ở nhiều đơn vị trường học và đạt hiệu quả. + Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị được xây dựng phù hợp với quy mô, đặc điểm, tình hình hoạt động, phù hợp với nhu cầu quản lý của đơn vị, góp phần thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước đã giao. + Tổ chức công tác kế toán tại trường học một cách khoa học và hợp lý không những có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng của công tác kế toán mà còn là nhân tố quan trọng thực hiện tốt quản lý kinh phí và bảo vệ tài sản, tiền vốn của đơn vị, thực hiện tốt vai trò của kế toán là công cụ quản lý tài chính trong đơn vị. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vũ An, ngày 28 tháng 3 năm 2023 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Phạm Thị Mai Hương BÁO CÁO SÁNG KIẾN 4 chấp hành ngân sách nhà nước (NSNN) tại đơn vị hành chính sự nghiệp được Nhà nước sử dụng như là một công cụ sắc bén trong việc quản lý NSNN, góp phần đắc lực vào việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả cao. Các đơn vị hành chính sự nghiệp là những đơn vị quản lý hành chính Nhà nước như đơn vị sự nghiệp công lập y tế, văn hóa, giáo dục, thông tin, hoạt động bằng nguồn kinh phí của Nhà nước cấp, hoặc các nguồn kinh phí khác để thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho. Trong đó, giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, tạo điều kiện để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Do vậy, chủ trương đổi mới nền giáo dục Việt Nam, trong đó có đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục các cấp là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị HCSN là sự thiết lập mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố cấu thành bản chất của hạch toán kế toán để phát huy tối đa vai trò của kế toán trong công tác quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Chính vì vậy, tổ chức kế toán khoa học sẽ góp phần quan trọng vào việc thu thập, xử lý thông tin, giúp quản lý tốt nguồn kinh phí được NSNN cấp phát, các cơ quan kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước dễ dàng trong việc giám sát đơn vị chấp hành theo ngân sách, ngăn chặn sự tham nhũng, lãng phí trong phần hành chi, đảm bảo cho việc chi tiêu đúng mục đích, tiết kiệm chi phí, giúp lãnh đạo đơn vị đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời, có ảnh hưởng đến kết quả sử dụng các nguồn lực nhằm hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao của các đơn vị sự nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán trong các đơn vị HCSN nói chung và trong đơn vị sự nghiệp giáo dục dưới sự quản lý của Nhà nước nói riêng, tôi lựa chọn đề tài " Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kế toán trường học” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. 3.2. Nội dung biện pháp đề nghị công nhận là sáng kiến * Mục đích của biện pháp: Tìm hiểu chung về hoạt động tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời phân tích đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại trường học. Từ đó, đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường học. * Nội dung biện pháp: Ngày 10/10/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 107/2017/TT-BTC, hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Với sự ra đời của Thông tư 6 và có sự phân biệt với các công việc khác, điều này dễ gây ra tình trạng cán bộ kế toán luôn muốn thay đổi dẫn đến việc không tâm huyết với nghề, không nghiên cứu tìm hiểu sâu chỉ làm việc theo quán tính. - Hệ thống chứng từ tương đối nhiều nhưng nhiều khi chưa thực sự khoa học, còn chống chéo. Công tác kiểm tra chứng từ chưa được thường xuyên. Do đó, việc phát hiện ra sai phạm, thiếu sót chưa kịp thời. - Việc vận dụng một số tài khoản chưa thống nhất về nội dung, tài khoản kế toán chi tiết mở chưa đầy đủ dẫn đến thông tin về đối tượng kế toán bị phản ánh lệch lạc, không phản ánh đúng đối tượng gây khó khăn cho công tác kiểm tra và tổng hợp thu, chi ngân sách nhà nước và các khoản thu của phụ huynh học sinh, ảnh hưởng đến chất lượng các quyết định điều hành của người quản lý. - Hệ thống báo cáo kế toán chỉ lập theo quy định chế độ kế toán hiện hành và một số báo cáo kế toán cuối năm theo quy định của cơ quan chủ quản. Hệ thống báo cáo kế toán mới chỉ dừng lại ở mặt lượng mà chưa có sự phân tích về mặt chất. Việc phân tích BCTC gần như không được thực hiện để giúp đơn vị đưa ra những quyết định quản lý một cách hiệu quả nhất. Hệ thống báo cáo quản trị phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành các hoạt động sự nghiệp của nội bộ đơn vị là chưa đáp ứng yêu cầu. 3.3. Các biện pháp thực hiện * Biện pháp 1: Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán - Việc tổ chức, vận hành công tác kế toán quản trị cần phải được chú trọng, có hệ thống và khoa học tạo điều kiện cho cấp quản lý trong việc lập kế hoạch, điều hành kiểm soát các hoạt động trong đơn vị. Trong đó, trước tiên cần nâng cao trình độ và kỹ năng phân tích của nhân viên kế toán trong việc lập dự toán ngân sách nhà nước phaỉ gắn với kế hoạch hoạt động của nhà trường. - Tổ chức hạch toán kế toán tại đơn vị có hiệu quả hay không còn phụ thuộc rất lớn vào cách tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị. Do đó, việc không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng bộ máy kế toán là vấn đề mà trường cần quan tâm, nhà trường nên tổ chức cho kế toán tham gia các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, hạn chế những sai sót nếu có. - Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách toàn diện cả trình độ chuyên môn, chính trị, ngoại ngữ, tin học, khả năng tham mưu, đảm bảo cho cán bộ có điều kiện sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 8 + Khi lập chứng từ phải tuân thủ theo Chế độ chứng từ kế toán hiện hành. + Đối với những chứng từ bắt buộc, khi thực hiện lập phải theo đúng mẫu, đảm bảo lập theo đúng các yếu tố cơ bản của bản chứng từ để bản chứng từ đó phản ánh trung thực nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tránh tình trạng mẫu chứng từ lập tuỳ tiện không thống nhất về hình thức, nội dung trên chứng từ không phản ánh rõ ràng gây khó khăn cho việc thanh tra, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. + Đối với các chứng từ đặc thù chưa có quy định hướng dẫn cụ thể, đơn vị cần căn cứ vào các quy định trong luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành luật để thiết kế mẫu chứng từ bổ sung sao cho vừa đảm bảo chứa đựng được thông tin về nghiệp vụ kế toán, tài chính phát sinh vừa có tính pháp lý và ổn định. + Đối với yếu tố nội dung trên bản chứng từ cần được ghi cụ thể, rõ ràng, không ghi chung chung để dễ dàng cho việc phân loại đối tượng kế toán và hạch toán chi tiết theo từng đối tượng kế toán. + Các chứng từ cùng loại, kế toán nên lập thành các bảng tổng hợp chứng từ cùng loại để hạch toán vào sổ kế toán một lần nhằm giảm nhẹ công tác kế toán tại đơn vị và thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát. + Chứng từ kế toán cần phải có đầy đủ yếu tố pháp lý (chữ kí, con dấu) theo quy định của pháp luật hiện hành - Đối với khâu kiểm tra chứng từ: + Khâu kiểm tra chứng từ trong các đơn vị nếu không thực hiện tốt sẽ dễ dàng để lọt những sai phạm cho nên đối với những chứng từ kế toán do đơn vị lập cần phải căn cứ vào các yếu tố cơ bản trên bản chứng từ lập theo đúng quy định. + Đối với các chứng từ tiếp nhận từ bên ngoài về kế toán cần tiến hành kiểm tra đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ mới chuyển vào hạch toán, các yếu tố kiểm tra bao gồm: tên chứng từ; ngày, tháng, số thứ tự; tên, địa chỉ của các bên tham gia vào nghiệp vụ; nội dung kinh tế của chứng từ; quy mô + Ngoài việc kiểm tra chứng từ kế toán để phát hiện ra chứng từ bất hợp lệ, bất hợp pháp đơn vị cần thường xuyên kiểm tra, đối chiếu chứng từ với hạch toán trên sổ sách để tránh nhầm lẫn, sai sót. Đặc biệt, kế toán phải chú trọng đến việc kiểm soát nội dung trên chứng từ xem việc thu, chi có đúng theo dự toán, theo kế hoạch, các khoản chi xem có đúng định mức, đúng mục đích sử dụng và theo từng khoản mục chi tiết của mục lục ngân sách nhà nước hay không. 10 + TK 1111.5: Tiền vận động tài trợ + TK 1111.6: Tiền nước uống + TK 1111.7: Tiền dạy hè + TK 1111.8: Tiền chăm sóc sức khỏe ban đầu + TK 1111.9: Tiền điện điều hòa + TK 1111.10: Tiền làm quen với Tiếng Anh - TK 1121 – Tiền Việt Nam gửi Ngân hàng, Kho bạc + TK 1121.1: Tiền gửi Ngân hàng (TK 1121.11: Tiền gửi ngân hàng chi lương; TK 1121.12: Tiền gửi ngân hàng các khoản thu) + TK 1121.2: Tiền gửi kho bạc (TK 1121.21: Tiền gửi kho bạc học phí; TK 1121.22: Tiền gửi kho bạc Chăm sóc sức khỏe ban đầu) Với các hoạt động thu, chi hoạt động sản xuất kinh doanh để tiện theo dõi mở chi tiết tài khoản 531 – Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ theo tài khoản cấp 2 như sau: TK 531.1: Doanh thu tiền học thứ 7 TK 531.2: Doanh thu tiền học phí TK 531.4: Doanh thu tiền nước uống TK 531.5: Doanh thu tiền dạy hè TK 531.6: Doanh thu tiền Chăm sóc sức khỏe ban đầu TK 531.7: Tiền gửi khác có nguồn gốc NSNN TK 531.8: Doanh thu tiền Làm quen với tiếng Anh Phương pháp hạch toán không thay đổi nhưng giúp kế toán theo dõi và hạch toán chi tiết hơn doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ theo từng loại. Đảm bảo cho công tác kiểm tra, kiểm soát, tham mưu cho lãnh đạo nhanh chóng, chính xác và kịp thời hơn. * Biện pháp 4: Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán Đơn vị hiện đang sử dụng hệ thống sổ kế toán theo Thông tư số 107/2017/TT/BTC ngày 10/10/2017. Nên thực hiện đúng theo quy định của Luật Kế toán về việc mở sổ kế toán chi tiết tương ứng với các tài khoản kế toán chi tiết được sử dụng để phản ánh cho ác đối tượng kế toán cụ thể tại đơn vị phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của đơn vị, đáp ứng yêu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng; ghi sổ và khóa sổ kế toán.
File đính kèm:
- bao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cong.docx