Sáng kiến kinh nghiệm Công tác lập dự toán thu chi

Theo quyết định 243/CP của HĐCP, trường phổ thông là đơn vị hành chính sự nghiệp , có ngân sách riêng, có bộ máy quản lý hành chánh và chuyên môn hồn chỉnh . Với tinh thần đó , trường phổ thông là cơ quan nhà nước có tư cách pháp nhân trong mọi hoạt động của nhà trường . Công tác quản lý được thực hiện theo chế độ thủ trưởng . Trong điều lệ nhà trường phổ thông cũng ghi rõ: “ Hiệu trưởng là thủ trưởng trường học đại diện cho nhà trường về mặt pháp lý, có trách nhiệm và có thẩm quyền cao nhất về hành chánh và chuyên môn trong trường, chịu trách nhiệm trước Bộ Giáo dục về Tổ chức và quản lý tồn bộ hoạt động của nhà trường” . Để hồn thành những trọng trách này, người Hiệu trưởng trường phổ thông cần thiết phải có một đội ngũ cán bộ giúp việc cho mình, trước hết là 2 mảng phần việc lớn: hành chánh + chuyên môn. Và một bộ phận không thể thiếu đối với người Hiệu trưởng trong việc quản lý công việc quản trị, đó là hoạt động kế toán trường học.

Kế toán trường học là kế toán đơn vị hành chánh sự nghiệp là kế toán chấp hành ngân sách, là phương tiện để quản lý sử dụng kinh phí, quản lý mọi hoạt động thu chi , nhằm bảo đãm sử dụng tiết kiệm kinh phí , tăng cường công tác quản lý tiền vốn, vật tư, tài sản của đơn vị.

doc 14 trang skketoan 30/05/2024 182314
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác lập dự toán thu chi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Công tác lập dự toán thu chi

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác lập dự toán thu chi
 II. NỘI DUNG:
 1. Khái niệm, nhiệm vụ :
 • Khái niệm : 
 Dự toán là những dự kiến mang tính chất cụ thể , chi tiết chỉ rõ cách 
 huy động và sử dụng các nguồn lực nhằm mục đích đạt được chỉ tiêu của một 
 năm học . Một bản dự toán bao gồm 3 phần : 
 - Phần trình bày nguyên nhân, mục đích của dự toán ( phục vụ kế 
 hoạch ) .
 - Phần phân tích, diễn giải chi tiết dự toán được thể hiện một cách có 
 hệ thống dưới dạng số lượng và giá trị .
 - Phần kết luận, bao gồm sự nhận xét, đánh giá hiệu quả trên cơ sở 
 kết quả có được từ dự toán . 
 Chức năng nhiệm vụ chính của bộ phận tài vụ kế toán trong nhà trường 
 là phục vụ cho hiệu trưởng lãnh đạo tập trung thống nhất về công tác tài vụ kế 
 toán nhằm phục vụ tốt cho công tác chuyên môn. Chức năng này bao gồm 
 việc lập dự toán thu chi, chấp hành dự toán và quyết toán dự toán .
 • Vai trò, nhiệm vụ :
 Kế toán đơn vị hành chánh sự nghiệp phải thực hiện đầy đủ những 
 nhiệm vụ được Nhà nước qui định trong chế độ kế toán . Cụ thể như sau : 
 - Phân phối kinh phí,theo dõi ghi chép sổ sách,hướng dẫn, kiểm 
 tra, đôn đốc thường xuyên việc sử dụng tài sản, vật tư, lao 
 động, tiền vốn . 
 - Theo dõi việc thực hiện các chế độ chính sách chế độ, thể lệ và 
 kỷ luật tài chánh .
 - Lập kế hoạch thu chi theo quí, năm để trình đơn vị dự toán cấp 
 trên duyệt .
 - Chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật, báo cáo quyết toán và tổ chức 
 quản lý vật tư, tài sản .
 - Tổ chức thực hiện hạch toán đúng .
 2. Công tác lập dự toán thu chi :
 Lập dự toán thu chi là khâu đầu tiên trong việc quản lý tài chính có ý 
 nghĩa rất quan trọng : do đó lập dự toán thu chi tài chính phải đi đôi với 
 việc xây dựng kế hoạch công tác chuyên môn của trường .
 2.1 Tác dụng của dự toán : 
 Tác dụng lớn nhất của dự toán là cung cấp thông tin một cách có hệ 
 thống tồn bộ kế hoạch, chương trình hành động của nhà trường. Ngồi ra dự 
 toán còn có những tác dụng sau ;
 - Xác định rõ các nục tiêu cụ thể làm căn cứ đánh giá thực hiện 
 sau này .
 - Dự đốn trước những khó khăn có thể xảy ra để có phương án 
 đối phó kịp thời .
 2 toán hàng quý, số liệu quý sau được cộng tiếp số liệu quý trước 
 và mang tính liên tục 4 quý của năm kế hoạch .
 1.3 Trình tự dự toán : 
 Công tác dự toán được chuẩn bị từ cấp cơ sở đi lên , được tổng hợp, 
 xét duyệt lần 1 ở cấp trung gian. Sau đó, Hiệu trưởng sẽ xét duyệt chung 
 lần cuối, có tính thống nhất cao .
 HIỆU TRƯỞNG 
 QUYẾT ĐỊNH
 KẾ TOÁN LẬP 
 DỰ TOÁN 
 CÁC TỔ CÁC BỘ PHẬN 
 CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
 Trình tự dự toán như trên có những ưu điểm sau : 
 - Mọi cấp quản lý từ thấp đến cao đều góp phần tham gia vào 
 công tác dự toán .
 - Dự toán được lập từ cơ sở nên có độ tin cậy và tính chính xác 
 cao .
 - Đáp ứng được mục tiêu kế hoạch, chương trình hành động của 
 cấp cơ sở .
 - Các tổ chuyên môn và bộ phận nghiệp vụ tham gia vào quá 
 trình dự toán sẽ chủ động được trong quá trình thực hiện kế 
 hoạch . 
 Một bản dự toán được xem như là khả thi, phải hội đủ các điều kiện 
 sau :
 - Đáp ứng được mục tiêu của dự toán.
 - Cơ sở để dự toán phải mang tính thực tiễn, gắn với mục tiêu dự 
 toán .
 - Các số liệu tính toán phải đầy đủ chi tiết và chính xác .
 - Công tác dự toán phải mang tính trung thực .
2. Phân loại dự toán : 
 2.1 Dự toán ngân sách : 
 Là dự toán kinh phí do Nhà nước cấp căn cứ theo số lượng giáo 
 viên,CB-CNV , số học sinh, số phòng lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ 
 dùng dạy học .
 4 a/ Thu : thu theo mức qui định của nhà nước hàng năm và có 
 chế độ miễn giảm cho các đối tượng như xố đói giãm nghèo, 
 thương binh liệt sy, gia đình có hồn cảnh khó khăn.
 b/ Chi : được lập theo tình hình thực tế tại đơn vị như về tình 
 trạng cơ sở vật chất cần sửa chữa, trang thiết bị , đồ dùng dạy 
 học cần trang bị thêm hoặc sửa chữa để sử dụng cho việc phục 
 vụ nhu cầu dạy và học .
 • Quỹ tin học : do yêu cầu dạy tin học đại trà cho tất cả học sinh 
 .
 • Quỹ ấn phẩm- vệ sinh phí : phục vụ ấn phẩm và nước uống 
 của học sinh .
 • Quỹ nha học đường : khám, chữa răng cho học sinh .
 • Quỹ hoạt động TDTT : hỗ trợ hoạt động thể dục thể thao của 
 học sinh .
 • Quỹ phúc lợi : là nguồn thu từ hoạt động phục vụ ăn uống cho 
 học sinh , được xây dựng theo số lượng học sinh của từng năm 
 và trích lập như sau :
 - Quỹ dự phòng ổn định thu nhập : tăng thu nhập khối CNV.
 - Quỹ phúc lợi : hiếu hỉ, hoạt động phong trào các ngày lễ .
 - Quỹ khen thưởng: khen thưởng định kỳ –đột xuất
 - Quỹ hoạt động phát triển sự nghiệp : bổ sung CSVC bù đắp sự 
 hao mòn vật chất, nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, trợ 
 giúp thêm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ-
 nghiệp vụ, khám sức khoẻ và tham quan học tập.
 3. Phương pháp lập dự toán : 
 Kế toán là công việc ghi chép , tính toán bằng những con số dưới hình 
thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động mà trong đó chủ yếu là hình thức 
giá trị , kế toán là công việc kiểm tra, phản ánh tình hình hoạt động của các 
loại tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh , sử dụng 
vốn và kinh phí của nhà nước, cũng như của các tổ chức xí nghiệp .
 Để đạt được nguyên tắc : “ Phí tổn tối thiều và hiệu quả tối đa” công 
tác lập dự toán phải nắm chắc tình hình thu chi, tài sản, vật tư, trang thiết 
bị, đồ dùng dạy học để tiến hành việc lập dự toán theo đúng yêu cầu của 
cấp trên .
 Công tác lập dự toán được tiến hành theo các bước sau :
 • Bước chuẩn bị : 
 - Nắm tình hình, phân tích và đánh giá việc chi tiêu và các hoạt 
 động của năm trước .
 - Nắm phương hướng và những biến động của năm kế hoạch về 
 các chi tiêu cơ bản ( trường học, lớp học, học sinh, giáo viên, 
 CB-NV , CSVC ) theo thứ tự ưu tiên cần thiết .
 - Các chỉ tiêu về điều kiện ( biên chế, CSVC, tài chính ), các 
 nguồn vốn ( ngân sách nhà nước, sự đóng góp của nhân dân, 
 dịch vụ của trường  ).
 • Bước tổng hợp dự toán : 
 6 D = 
 12 tháng 
Thí dụ : 
- Số học sinh có mặt tháng 1/2007 là : 1.000
- Số học sinh ra trường tháng 6/2007 là : 400
- Số học sinh tuyển thêm tháng 9/2007 là : 450
 Sẽ được tính như sau : 
 Số học sinh giảm : 400 * 6 = 200 học sinh
 12 
 Số học sinh tăng : 450 * 4 = 150 học sinh
 12 
 Số học sinh bình quân cả năm là : 
 A = B + C - D
 = 1.000 + 150 - 200 
 = 950 học sinh bình quân
 Rồi tiến hành tính toán cho từng nhóm chi như sau : 
 - Nhóm thanh toán cho cá nhân :
 • Mục 100 : Lương chính dựa vào thang bậc lương 
 • Mục 101 : Tiền công 
 + Học phí chính khố .
 + Học phí tin học thí điểm .
 • Mục 102 : Phụ cấp gồm có 
 + Phụ cấp chức vụ .
 + Phụ cấp trách nhiệm.
 + Phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
 + Phụ cấp đặc biệt của ngành ( PC ưu đãi 30% )
 + Phụ cấp dạy thêm giờ, thêm lớp.
 + Phụ cấp chấm bài.
 + Phụ cấp GV.TDTT .
 + Phụ cấp thâm niên, vượt khung .
 • Mục 104 : Tiền thưởng .
 • Mục 105 : Phúc lợi tập thể ( tàu xe đi phép, thuốc chữa bệnh 
 thông thường cho học sinh, nước uống trong giờ làm việc).
 • Mục 106 : Các khoản đóng góp BHXH,BHYT,Kinh phí CĐ .
 • Mục 108 : các khoản thanh toán khác cho cá nhân ( trợ cấp tết, 
 tiết kiệm 10% ngân sách để tăng lương) .
 - Nhóm nghiệp vụ chuyên môn :
 • Mục 109 : Thanh toán dịch vụ công cộng
 • Mục 110 : Vật tư văn phòng 
 • Mục 111 : Thông tin, tuyên truyền. liên lạc .
 • Mục 112 : Hội nghị phí
 • Mục 113 : Công tác phí
 • Mục 114 : Chi phí thuê mướn .
 8 Quản lý quỹ lương phải gắn liền với quản lý lao động, phải quản lý số 
 tiết dạy , chất lượng giảng dạy và phải chi đúng quỹ lương hoặc quỹ bảo 
 hiễm xã hội , không nhập nhằng giữa hai quỹ.
 Trên cơ sở theo dõi lao động của giáo viên đối chiếu với khối lượng 
 công tác giảng dạy, số bài đã chấm điểm của học sinh mà lập dự trù tiền 
 dạy thêm giờ, phụ cấp chấm bài .
 5. CÔNG TÁC QUYẾT TOÁN :
 * Quyết toán là bảng tổng kết tình hình chấp hành dự toán. Qua báo 
 cáo quyết toán, phân tích quyết toán là rút ra những ưu khuyết điểm trong 
 việc chấp hành dự toán của nhà trường, trong việc tổ chức chỉ đạo công tác 
 quản lý kinh tế tài chính của nhà trường .
 * Khi lập quyết toán phải kiểm tra : 
 - Việc thực hiện các chế độ kỷ luật tài chính .
 - Mức độ hồn thành các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước ( khối lượng, 
 chất lượng, tiến độ và thời gian ) .
 - Kiểm tra đối chiếu các số liệu trên các tài khoản, sổ sách cho 
 khớp đúng .
 Sau khi điều chỉnh xong mới tổng hợp lên chính thức báo cáo quyết 
 toán.
 * Yêu cầu về báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ, 
 kịp thời .
 Kèm theo báo cáo quyết toán phải có bản thuyết minh có nội dung sau 
 : 
 - Tình hình thực hiện chỉ tiêu :
 • Biên chế giáo viên,CNV và tiền lương.
 • Chỉ tiêu học sinh và lớp .
 • Các kế hoạch khác như kế hoạch xây dựng CSVC và kỹ thuật 
 nhà trường .
 - Tình hình thực hiện dự toán thu, chi và những nguyên nhân 
 tăng giảm .
 - Tình hình thực hiện định mức chi tiêu của từng bộ phận .
 - Đánh giá công tác quản lý tài chính của đơn vị ( ưu khuyết 
 điểm, những kinh nghiệm và những kiến nghị với cấp trên ).
 - Báo cáo quyết toán phải đúng ngày qui định ( quý 1 : 15/4 ; quý 
 2 : 15/7 ; quý 3 : 15/10 ; quý 4 : 15/1 ) .
 Nếu chậm trể thì thủ trưởng và kế toán phải chịu trách nhiệm về việc 
 cấp trên đình chỉ cấp phát kinh phí . 
IV. KẾT QUẢ :
 1. Mặt tích cực :
 Nhờ lập và thực hiện dự toán chính xác, kịp thời trong việc mua sắm 
 trang thiết bị, đồ dùng dạy học, tài sản phục vụ công tác chuyên môn 
 Trường THCS Trần Văn Đang đã có nhiều đổi mới việc dạy và học. Trong 
 nhiều năm qua nhà trường có nhiều hoạt động góp phần cho nền giáo dục 
 thành phố và quận nhà trong sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo về nguồn nhân 
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_lap_du_toan_thu_chi.doc