Sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện các khoản thu không sử dụng tiền mặt tại Trường THPT Trần Đại Nghĩa năm học 2020-2021
Để thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ, đột phá trong thời đại 4.0, Đảng và nhà nước đã xây dựng nhiều chủ trương, giải pháp phát triển đất nước toàn diện, bền vững. Và hiện đại hoá hệ thống tài chính trong đó có chủ trươngtừng bước không sử dụng tiền mặt để thanhtoán là một trong những bước đi quan trọng để thực hiện mục tiêu chiến lược đó. Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ cũng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện chủ trươngthanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sởgiáo dục.
Chủ trương khôngdùng tiền mặt trong nền kinh tế nói chung và trong các cơ sở giáo dục nói riêng cũng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả nhà trường và học sinh, cha mẹ học sinh. Trong đó lợi ích cho học sinh, cha mẹ học sinh là ưu tiên hàng đầu, như: không mất thời gian làm việc, chủ động thanh toán, tận dụng đượccác phương thức thanh toán hiện đại, không xảy ra tình huống thất thoát tiềnmặt,…
Bên cạnh đó, việc triển khai các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt là một thách thức to lớn đối với các cơ sở giáo dục phổ thông do chưa từng thực hiện. Đến tháng 03 năm 2020, tất cả các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ vẫn thực hiện thu tiền mặt đối với học sinh, cha mẹ học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện các khoản thu không sử dụng tiền mặt tại Trường THPT Trần Đại Nghĩa năm học 2020-2021
1 Mục lục TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................................3 I. ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................4 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................................4 2. Mục đích của đề tài .............................................................................................................4 3. Phạm vi và đối tượng ..........................................................................................................4 4. Thời gian thực hiện .............................................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................4 II. NỘI DUNG................................................................................................................5 1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................................5 1.1. Khái niệm "Thanh toán không dùng tiền mặt" ............................................................5 1.2. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ...........................................................5 1.3. Lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt................................................................6 1.4. Khó khăn......................................................................................................................6 2. Cơ sở pháp lý ......................................................................................................................7 3. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................................7 3.1. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam ............................................7 3.2. Thực trạng các điều kiện đảm bảo thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam........8 3.3. Thực trạng thanh toán tại trường THPT Trần Đại Nghĩa ............................................8 4. Giải quyết vấn đề ................................................................................................................8 4.1. Qui trình thực hiện .......................................................................................................9 4.2. Các bước thực hiện ......................................................................................................9 4.2.1. Chuẩn bị....................................................................................................................9 4.2.2. Triển khai................................................................................................................11 4.3. Tổng kết .....................................................................................................................11 III. KẾT LUẬN ............................................................................................................13 1. Kết quả thực hiện ..............................................................................................................13 2. Tính hiệu quả ....................................................................................................................13 2.1. Hiệu quả kinh tế.........................................................................................................13 2.2. Lợi ích xã hội .............................................................................................................13 3. Hướng phát triển tiếp theo của đề tài ................................................................................13 4. Khả năng phổ biến của đề tài............................................................................................13 5. Điều kiện đảm bảo thực hiện có hiệu quả sáng kiến, kinh nghiệm...................................13 6. Đề xuất, kiến nghị: Không ................................................................................................14 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................15 Phụ lục 1: Thông báo thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.................................16 Phụ lục 2: Hướng dẫn một số kênh thanh toán chính....................................................17 Phụ lục 3: Nhóm hỗ trợ xử lý sự cố ..............................................................................19 3 TỪ VIẾT TẮT 1. Trung học phổ thông THPT 2. Học sinh HS 3. Cha mẹ học sinh CMHS 4. Máy rút tiền tự động, máy giao dịch tự động ATM 5. Máy chấp nhận mọi thanh toán bằng thẻ POS 6. Thanh toán không dùng tiền mặt TTKDTM 5 II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm "Thanh toán không dùng tiền mặt" Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức thanh toán sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như: ví điện tử, mobile banking, internet banking... hoặc thanh toán gián tiếp thông qua các tổ chức tín dụng thay việc người mua và người bán trực tiếp trao đổi với nhau như thông lệ hiện nay (TS. Cảnh Chí Hoàng, ThS. Trần Vĩnh Hoàng). 1.2. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt a) Thanh toán sử dụng giấy ủy nhiệm (thu hoặc chi) Giấy ủy nhiệm là một lệnh chi/thu theo mẫu của ngân hàng, yêu cầu ngân hàng đó chi/thu cho người được ghi trên giấy ủy nhiệm một số tiền nhất định. b) Thanh toán sử dụng Séc Séc (cheque) hay còn gọi là chi phiếu – một mệnh lệnh vô thời hạn được thể hiện dưới dạng chứng từ của chủ tài khoản và có xác nhận của ngân hàng. Ngân hàng sẽ trích tiền từ chủ Séc sang cho người có tên trên Séc và bất cứ ai có tấm chi phiếu ký tên chủ tài khoản đều có thể nhận tiền. c) Thanh toán qua thẻ Thẻ ngân hàng: là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận1. Thẻ ngân hàng là một trong những hình thức thanh toán không tiền mặt được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Đây là một công cụ đã được mã hóa thông tin của chủ thẻ, cho phép chủ tài khoản có thể giao dịch thanh toán, rút tiền, chuyển tiền bất cứ khi nào họ muốn. Thẻ ngân hàng được chia làm 3 loại: thẻ trả trước, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. d) Thanh toán điện tử (trực tuyến) Thanh toán điện tử hay còn gọi là thanh toán trực tuyến – hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng rất phổ biến những năm gần đây. Hiểu đơn giản, đây là giao dịch trên internet, thông qua đó người sử dụng thực hiện các hoạt động giao dịch như chuyển tiền, nạp tiền, thanh toán hàng hóa/dịch vụ Thanh toán điện tử gồm: dịch vụ Internet banking của ngân hàng, ví điện tử như MOMO, Viettel Pay, Sacombank Pay,VNPay, QR code, * Dịch vụ ví điện tử: là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài 1 Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. 7 2. Cơ sở pháp lý - Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. - Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội. - Công văn số 5421/BGDĐT-KHTC ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực giáo dục. - Công văn số 2790/UBND-KT ngày 09 tháng 9 năm 2019 của Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc giao dịch cần đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực y tế, giáo dục. - Công văn số 3179/SGDĐT-KHTC ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ về việc triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực giáo dục. - Công văn số 357/SGDĐT-KHTC ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ về việc báo cáo kết quả triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trên lĩnh vực giáo dục. - Chỉ thị 22/CT-TT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. - Công văn số 490/SGDĐT-KHTC ngày 03 tháng 02 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ về việc tiếp tục triển khai thực hiện thu học phí bằng phương thức không dùng tiền mặt. 3. Cơ sở thực tiễn 3.1. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tăng trưởng số lượng và giá trị giao dịch thanh toán điện tử năm 2019 qua kênh mobile banking lần lượt là 198% và 210%; các kênh ineternet banking và ví điện tử cũng đều tăng trưởng khoảng 37-86% so với cùng kỳ. Tỷ trọng giao dịch tại ATM giảm từ 62% của năm 2018 xuống còn 42% vào cuối năm 2019 cho thấy đã có sự thay đổi thói quen từ việc rút tiền mặt phục vụ chi tiêu hằng ngày sang các kênh ngân hàng điện tử. Trong 4 tháng năm 2020, thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng tăng 26,2% về số lượng và 15,7% về giá trị; thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng 189% về số lượng và 166,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thuc_hien_cac_khoan_thu_khong_su_dung.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện các khoản thu không sử dụng tiền mặt tại Trường THPT Trần Đại Nghĩa.pdf