Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kế toán quản trị trong quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Về cơ sở vật chất: Phòng kế hoạch - tài chính đảm bảo được trang bị mỗi kế toán một máy ví tính, có kết nối phần mềm kế toán giữa kế toán trưởng với các kế toán viên.
+ Về nhân sự: Đảm bảo đủ số nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành kế toán riêng biệt và trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
- Hiệu quả trong công việc: Sángkiến đểxuất nhữnggiải pháptổ chứcthực hiệnkế toánquản trịvào quảnlý tàichính tạiTruờng CaoĐẳng SưPhạm LạngSơn.
- Hiệu quả về mặt xã hội: Từ việc vận dụng nhưng giải pháp tổ chức thực hiện kế toán quản trị vào quản lý tài chính không chỉ nâng cao vai trò của kế toán tài chính mà kế toán quản trị cũng được chú trọng hơn, nhận thấy được tầm quan trọng của những thông tin tài chính cung cấp cho người quản lý, lãnh đạo để ra những quyết định đúng đắn, kịp thời,chính xác.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kế toán quản trị trong quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kế toán quản trị trong quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng khoa học trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn Tôi ghi tên dưới đây: Số Họ và tên Ngày Nơi công tác Chức Trình Tỷ lệ (%) TT tháng năm (hoặc nơi thường danh độ đóng góp vào sinh trú) chuyên việc tạo ra môn sáng kiến 1 La Việt Ái 30/05/1981 Trường Cao đẳng Giảng Thạc sĩ 100% sư phạm Lạng viên QTKD Sơn Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: "Vận dụng kế toán quản trị trong quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn” - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: La Việt Ái, Phòng KH - TC - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng kế toán quản trị vào quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm học 2022 – 2023 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Vận dụng kế toán quản trị trong quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn” - Tên sáng kiến: "Vận dụng kế toán quản trị trong quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn” - Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng kế toán quản trị vào quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn. - Mô tả sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến: Sáng kiến đưa ra một số nội dung của kế toán quản trị có thể vận dụng vào quản lý tài chính tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Lạng Sơn như: hoàn thiện công tác lập dự toán; kiểm tra đánh giá thực hiện so với dự toán; kiểm tra, kiểm soát MỤC LỤC Trang Mở đầu2 1. Lý do chọn sáng kiến . 2 2. Mục tiêu nghiên cứu ....... 2 3. Phạm vi của sáng kiến ....... 2 I. Cơ sở lý luận, cơ sở thực hiện .3 1. Cơ sở lý luận 3 1.1. Khái niệm về kế toán quản trị . 3 1.2. Vị trí của kế toán quản lý .. 4 1.3. Vai trò của kế toán quản trị trong quản lý, điều hành đơn vị5 kinh tế . 2. Cơ sở thực tiến .. 7 2.1. Chế độ kế toán áp dụng ở Trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn7 2.2. Thực trạng vận dụng kế toán quản trị vào quản lý tài chính tại9 Trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn . II. Nội dung của sáng kiến .. 10 1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến . 10 1.1. Quan điểm của việc vận dụng kế toán quản trị vào quản lý tài 10 chính tại Trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn .. 1.2. Một số giải pháp, đề xuất để vận dụng kế toán quản trị vào 11 quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn . 2. Thảo luận và đánh giá kết quả thu được 13 2.1. Tính mới, tính sáng tạo . 13 2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực . 13 III. Kết luận 31 Tài liệu tham khảo . 32 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn sáng kiến Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cùng với quá trình hội nhập của nền kinh tế, các hoạt động sự nghiệp ngày càng phong phú và đa dạng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để các hoạt động sự nghiệp thực sự vận hành theo cơ chế thị trường thì phải có phương hướng và giải pháp phát triển phù hợp. Một trong những biện pháp được quan tâm đó là phải xây dựng một hệ thống kế toán hoàn chỉnh bao gồm cả kế toán tài chính và kế toán quản trị. Trong đó, đề cao vai trò của kế toán quản trị mới có thể phát huy đầy đủ chức năng thông tin và chức năng kiểm tra của bộ phận kế toán trong mỗi đơn vị. Truờng Cao Đẳng Sư phạm Lạng Sơn đã không ngừng đổi mới, vươn lên phát triển. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ to lớn mà Đảng và Nhà Nước giao phó, trong quá trình hoạt động, Nhà trường phải luôn chủ động đáp ứng các yêu cầu về quản lý kinh tế - tài chính, tăng cường quản lý kiểm soát các khoản chi tiêu từ quỹ Ngân sách nhà nước cấp hay các nguồn kinh phí khác như thu sự nghiệp, phí, lệ phí, quản lý tài sản công, kịp thời đưa ra những thông tin quan trọng cho các nhà quản lý trong việc hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán và hiệu quả quản lý của Nhà nước và đơn vị. Truờng Cao Đẳng Sư Phạm Lạng Sơn là đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần, công tác kế toán có những nét đặc thù riêng, các mảng thu – chi tách biệt theo từng nguồn khác nhau, lập dự toán thu – chi cho các nguồn khác nhau. Vì vậy, việc “Vận dụng kế toán quản trị trong quản lý tài chính tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Lạng Sơn” là một nghiên cứu cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu Vận dụng kế toán quản trị trong quản lý tài chính tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Lạng Sơn. 3. Phạm vi của sáng kiến - Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng kế toán quản trị trong quản lý tài chính 3 động và phát triển. Tổ chức kinh doanh cần thông tin kế toán để theo dõi tình hình va kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán; tổ chức phi kinh doanh cần thông tin kế toán để xác định mức độ phục vụ của mình; tổ chức Nhà nước cần thông tin kế toán để đánh giá mức độ cung cấp các dịch vụ về an ninh và phục vụ xã hội. 1.2 Vị trí của kế toán quản trị Tuỳ thuộc vào nguyên tắc, nội dung, yêu cầu quản lý và phạm vi sử dụng thông tin kế toán của doanh nghiệp mà công việc kế toán của doanh nghiệp được chia làm 2 bộ phận: Kế toán tài chính và kế toán quản trị Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống kế toán nói chung, không thể thiếu được đối với hệ thống quản trị của đơn vị và nó có mối quan hệ chặt chẽ với kế toán tài chính. Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều có một số điểm chung cơ bản sau: Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán, đều nhằm vào việc phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đều quan tâm đến doanh thu, chi phí và sự vận động của tài sản, tiền vốn. - Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin. Các số liệu của kế toán tài chính và kế toán quản trị đều được xuất phát từ chứng từ gốc. - Đều quan tâm đến trách nhiệm của nhà quản lý và đều là công cụ quản lý giúp quản lý, giám đốc và sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế của đơn vị. Tuy nhiên, do đối tượng sử dụng thông tin khác nhau, mục đích sử dụng thông tin khác nhau, nên giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính có nhiều điểm khác biệt: Kế toán tài chính có tính pháp lệnh, nghĩa là hệ thống sổ sách, ghi chép, trình bày và cung cấp thông tin của kế toán tài chính đều phải tuân theo các quy định thống nhất nếu muốn được thừa nhận. Ngược lại, tổ chức công tác quản trị lại mang tính nội bộ, thuộc thẩm quyền của từng doanh nghiệp phù hợp với đặc thù quản lý, yêu cầu quản lý, điều kiện và khả năng quản lý cụ thể của từng đơn vị. 5 - Đối với quyết định có tính chiến thuật của nhà quản trị cấp trung gian: Kế toán quản trị cung cấp loại thông tin để trợ giúp họ ra quyết định về sử dụng các nguồn lực của tổ chức, và giám sát các nguồn lực đó đã và đang được sử dụng như thế nào. Những thông tin này bao gồm các thước đo năng suất (kết quả tính cho một giờ/người hay tính cho một giờ máy), các báo cáo phân tích biến động, dự báo dòng tiền v.v - Đối với các quyết định tác nghiệp: Kế toán quản trị cung cấp loại thông tin hoạt động cho cấp quản lý cơ sở để giúp họ điều hành thực thi nhiệm vụ được giao ở phân xưởng hay phòng ban, v.v Ví dụ, ở phòng tiền lương, thông tin ở các đơn vị này sẽ gồm mức lương ngày, số giờ làm việc hàng tuần của từng công nhân, mức lương/giờ trả cho mỗi người, các chi tiết về thời gian mà từng người bỏ ra cho từng công việc trong tuần, v.v Mục tiêu hoạt động của các tổ chức rất đa dạng và khác nhau. Trong mỗi một giai đoạn phát triển khác nhau, một tổ chức có thể xác định một hoặc một số mục tiêu nhất định. Những người chủ sở hữu và các nhà quản lý của tổ chức chịu trách nhiệm trong việc xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức. Cho dù mục tiêu hoạt động của một tổ chức là gì đi nữa, công việc của các nhà quản lý là phải đảm bảo các mục tiêu được thực hiện. Trước hết, kế toán quản trị phải thiết lập một hệ thống các chỉ tiêu, mở tài khoản, sổ sách để ghi chép một cách có hệ thống các hoạt động của đơn vị. Việc xây dựng hệ thống chi tiêu, mở tài khoản phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng thông tin và đặc điểm của từng hoạt động khi đó các thông tin mới có tính hiệu quả về mọi mặt. Trong quá trình theo đuổi mục tiêu của tổ chức, các nhà quản lý thực hiện bốn hoạt động (chức năng) cơ bản: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và ra quyết định. Do vậy tương ứng với các khâu công việc quản trị thì kế toán phải cung cấp thông tin phù hợp cho từng khâu công việc đó: - Lập kế hoạch: Trong việc lập kế hoạch, nhà quản lý vạch ra những bước phải làm để đưa hoạt động của doanh nghiệp hướng về các mục tiêu đã xác định. Những kế hoạch này có thể dài hạn hay ngắn hạn. Khi các kế hoạch được thi hành, chúng sẽ giúp cho việc liên kết tất cả các lực lượng của tất cả các bộ phận trong 7 hiện tài chính năm trước; căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ trong năm kế hoạch; căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ của trường, các chế độ chính sách, chế độ thu chi của Nhà Nước theo quy định hiện hành; kế hoạch tài chính của các phòng ban, khoa về mua sắm trang thiết bị, vật tư, phương tiện thiết bị dạy học, số lượng giảng viên cần tuyển dụng, mời giảng, và các yếu tố khách quan tác động. * Lập dự toán thu: - Thu từ NSNN, bao gồm: Kinh phí thực hiện tự chủ và kinh phí không thực hiện tự chủ. - Thu từ nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu khác: Nguồn thu học phí: Chế độ học phí thực hiện theo Nghị định 81/2021/NĐ- CP, ngày 27/08/2021, Nghị định 86/2015/NĐ-CP, ngày 02/10/2015 của thủ Tướng Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Thu từ hoạt động dịch vụ, bao gồm: Thu từ hợp đồng đào tạo liên kết giữa trường với cơ sở đào tạo khác, thực tập, thu từ dịch vụ cho thuê nhà xe, căn tin theo hợp đồng hoặc đấu thầu, giao thầu. * Lập dự toán chi: Căn cứ vào dự toán thu, Qui chế chi tiêu nội bộ của trường Cao Đẳng Sư phạm Lạng Sơn, Trường lập dự toán chi cho năm nay theo các nội dung sau: -Dự toán các khoản chi thanh toán cá nhân, gồm các mục chi: chi lương và các khoản theo lương, chi tiền công, chi học bổng học sinh sinh viên, chi khen thưởng, chi phúc lợi, chi các khoản trích theo lương, chi thanh toán cá nhân. -Dự toán chi mua sắm hàng hóa dịch vụ, bao gồm các mục chi: thanh toán dịch vụ công cộng, chi văn phòng phẩm, chi thông tin liên lạc, hội nghị, chi công tác phí, chi thuê mướn, chi đoàn vào, chi sửa chữa thường xuyên và chi nghiệp vụ chuyên môn ngành. - Dự toán chi đầu tư phát triển: Trường căn cứ vào kế hoạch mua sắm trang thiết bị và sửa chữa lớn thường xuyên TSCĐ của các bộ phận tập hợp lên để lập dự toán trên cơ sở kinh phí hiện có. - Dự toán chi sự nghiệp khác: căn cứ vào các khoản chi hỗ trợ cho sinh 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_ke_toan_quan_tri_trong_quan_l.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kế toán quản trị trong quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm.pdf