SKKN Kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương
Kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương là một trong những phần hành quan trọng nhất trong công tác kế toán tại các đơn vị trường học. Các đơn vị sự nghiệp nói chung và các đơn vị trường học nói riêng được giao quyền tự chủ trong hạch toán kinh phí khoán. Muốn thực hiện được điều đó các đơn vị cần phải có cơ chế quản lý một cách khoa học, hợp lý, thực hiện tổng hòa nhiều biện pháp. Trong đó tiền lương cũng là một vấn đề được quan tâm.
Nói đến tiền lương là ta nói đến giá cả của sức lao động, sự phát triển của các đơn vị hành chính sự nghiệp, là thể hiện giá trị, vị thế của người lao động đối với gia đình, cơ quan và xã hội. Lao động của con người - theo Mác là một trong ba yếu tố quan trọng và quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất. Lao động giữ vai trò chủ chốt trong vệc tái tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội, lao động có năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo cho sự phồn thịnh của mọi quốc gia.
Người lao động chỉ phát huy hết khả năng và trách nhiệm của mình khi nhận được mức thù lao thỏa đáng. Bởi vậy một chính sách tiền lương thỏa đáng góp phần tăng tích lũy và cải thiện đời sống cho người lao động. Tiền lương là một vấn đề hết sức quan trọng ảnh hưởng tới đời sống người lao động nói chung và của cán bộ công nhân viên chức nói riêng, một chế độ tiền lương thỏa đáng, phù hợp với công sức của người lao động bỏ ra là yếu tố kích thích sức lao động, nâng cao tay nghề. Đồng thời phải tổ chức hạch toán chi phí tiền lương một cách chính xác và đầy đủ hơn nhằm phản ánh một cách trung thực năng lực lao động của cán bộ, công nhân viên chức.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương
Kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn a. Cơ sở lý luận: Nền sản xuất xã hội được cấu thành từ ba yếu tố cơ bản là lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động, trong đó lao động là yếu tố quan trọng nhất bởi nó mang tính chủ động và quyết định. Người lao động bỏ sức lao động để kết hợp với tư liệu lao động tác động lên đối tượng lao động tạo nên của cải vật chất cho xã hội. Tuy nhiên sức lao động không phải là vô hạn mà nó phải được tái tạo lại để đảm bảo cho sự sống của con người cũng như tạo sự liên tục trong quá trình sản xuất xã hội. Như vậy, người sử dụng lao động phải trả cho người bỏ sức lao động hao phí một khoản thù lao này được gọi là tiền lương. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về tiền lương, tùy theo các thời kỳ khác nhau mà có cách nhìn nhận khác nhau. Có quan điểm cho rằng: tiền lương là khoản chi phí trả cho người bỏ sức lao động một khoản thù lao và khoản thù lao này được gọi là tiền lương. Theo quan điểm này thi tiền lương có thể được trả bằng tiền hoặc được trả bằng hiện vật. Đồng thời quan điểm trên còn mang tính bao cấp, bình quân nên không có tác dụng kích thích người lao động. Trong thời kỳ bao cấp nhà nước đã áp dụng tiền lương theo quan điểm này, ngày nay theo quan điểm mới thì: Tiền lương ( hay tiền công ) là số tiền mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đã bỏ ra. b. Cơ sở thực tiễn: Tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu của cán bộ công nhân viên chức (CBCNVC), là biểu hiện bằng tiền của sức lao động. Mặt khác tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích người lao động quan tâm đến kết quả lao động của họ. Vì vậy nó phải đóng vai trò đảm bảo cơ bản cho cuộc sống của người lao động. Để đảm bảo được vai trò này, trước hết phải đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người lao động. Mức sống tối thiểu là mức độ thỏa mãn nhu cầu về điều kiện sinh hoạt để tồn tại và phát triển. Mức sống tối thiểu được thể hiện qua hai mặt: - Về mặt hiện vật: Thể hiện qua cơ cấu, chủng loại, các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất giản đơn sức laođộng; - Về mặt giá trị: Thể hiện qua các giá trị của các tư liệu sinh hoạt và các dịch vụ cần thiết. * Ý nghĩa của tiền lương: 2 Kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương + Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; + Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; + Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc; + Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 02 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; + Quyết định 959/ ngày 09 tháng 9 năm 2015 ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; Trích vào Chi Các khoản trích phí của đơn vị Trích vào lương của Tổng theo lương sử dụng lao NLĐ động Bảo hiểm xã hội 17,5 8 25,5% (BHXH) Bảo hiểm y tế 3 1,5 4,5% (BHYT) Bảo hiểm thất 1 1 2% nghiệp (BHTN) Tổng 21,5% 10,5% 32% Kinh phí công 2% 0% 2% đoàn (KPCĐ) 4 Kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và tổng thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật Bảo hiểm xã hội. Yêu cầu quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương Để trả lương cho công chức viên chức đúng (hợp lý) và các khoản trích theo lương được đầy đủ, đảm bảo chế độ cho công chức viên chức, các đơn vị cần đảm bảo các yêu cầu sau: + Đúng với chế độ tiền lương của Nhà nước; + Gắn với quản lý lao động của cơ quan chủ quản; + Trích đúng, trích đủ theo qui định của Nhà nước. 2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động mà liên quan đến tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của đơn vị sử dụng lao động. Để phục vụ yêu cầu quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở các trường học phải thực hiện các nhiệm vụ sau: + Tổ chức hạch toán đúng thời gian và kết quả lao động của công chức viên chức, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác cho công chức viên chức. + Tính toán phân bổ hợp lý chính xác tiền lương và các khoản trích bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp cho các đối tượng sử dụng liên quan. 3. Các hình thức tiền lương, quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: Hình thức trả lương thời gian: Hình thức tiền lương thời gian là hình thức tiền lương được trả cho cán bộ công chức viên chức căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của họ. + Tiền lương tháng: = {Hệ số lương cơ bản + hệ số phụ cấp (nếu có)+ phụ cấp thâm niên nhà giáo ( nếu có)} x mức lương tối thiểu + Tiền lương thời gian giản đơn: Tiền lương thời gian với đơn giá tiền lương cố định gọi là tiền lương thời gian giản đơn. 6 Kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương Kế toán sử dụng tài khoản 334 “Phải trả công chức, viên chức” để phản ánh tình hình thanh toán giữa đơn vị hành chính sự nghiệp với cán bộ công chức, viên chức và người lao động khác trong đơn vị về tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác. Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như: TK 111, TK 461, TK 661... 4.1.3. Phương pháp kế toán tiền lương: + Hàng tháng tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo qui định phải trả cho cán bộ công chức viên chức và phân bổ cho các đối tượng, kế toán ghi sổ: Nợ TK: 661 - Chi hoạt động Có TK: 334 – Phải trả cho công chức, viên chức. + Các khoản khấu trừ vào vào thu nhập của công chức viên chức theo qui định kế toán ghi: Nợ TK 334: “phải trả công chức viên chức”: Tổng số các khoản khấu trừ Có TK 332: Các khoản phải nộp theo lương( BHXH, BHYT, BHTN). + Khi trả lương cho công chức viên chức bằng tiền, kế toán ghi: Nợ TK 334: Phải trả công chức, viên chức Có TK 111,112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc Số bảo hiểm xã hội phải trả cho cán bộ công chức viên chức theo chế độ bảo hiểm xã hội, kế toán ghi: Nợ TK: 332 – Các khoản phải nộp theo lương Có TK: 334 – phải trả công chức viên chức. 4.2. Kế toán các khoản trích theo lương: + Bảo hiểm xã hội: Tỷ lệ trích là 25.5% trên tổng quĩ lương cơ bản, trong đó ngân sách nhà nước cấp 17.5%, còn lại trừ vào lương của cán bộ công chức viên chức 8%; + Bảo hiểm y tế: Tỷ lệ trích là 4,5% trên tổng quĩ lương cơ bản , trong đó 3% do ngân sách nhà nước cấp, 1,5% còn lại trừ vào lương của cán bộ công chức viên chức; + Bảo hiểm thất nghiệp: Tỷ lệ trích 1% trên tổng quỹ lương cơ bản trừ vào lương của cán bộ công chức viên chức + Kinh phí công đoàn: Tỷ lệ trích là 2% trên tổng quĩ lương cơ bản, trong đó 2% do ngân sách nhà nước cấp. 8 Kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương + Tính bảo hiểm xã hội phải trả công chức viên chức khi ốm đau thai sản...kế toán ghi: Khi thanh toán bảo hiểm xã hội cho công nhân viên, kế toán ghi: Nợ TK 332 các khoản nộp theo lương (TK3321) Có TK 334: Phải trả công chức viên chức 10 Kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương trong quá trình sử dụng phần mềm kế toán lại khiến người dùng có tư tưởng ỷ lại, không nắm bắt được phương pháp hạch toán cơ bản, lệ thuộc vào phần mềm quá nhiều, không có sự sáng tạo trong cách làm, dập khuôn máy móc. Đôi khi bản thân người làm kế toán cũng không hiểu được phương pháp ghi sổ bởi phần mềm đã cài đặt sẵn. Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương, giấy rút dự toán để chi lương Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp được thực hiện theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 185/2010/TT- BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính gồm có 04 phần: Hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán,hệ thống sổ kế toán và hệ thống báo cáo tài chính. 2.2. Biện pháp 2: Chứng từ kế toán sử dụng : Chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương gồm: Bảng chấm công; Mẫu 01a-LDTL Bảng thanh toán tiền lương: Mẫu 02-LĐTL Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ: Mẫu 06-LĐTL Bảng thanh toán thu nhập tăng thêm: Mẫu 02b-LĐTL Bảng thanh toán tiền thưởng: Mẫu 03-LĐTL Danh sách chi tiền lương và các khoản thu nhập khác qua tài khoản cá nhân: Mẫu 13-LĐTL 2.3. Biện pháp 3: Tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán tiền lương: TK 332: Các khoản phải nộp theo lương TK 334: Phải trả cho công chức viên chức TK 431: Các quỹ TK 461: Kinh phí hoạt động TK 661: Chi hoạt động Và các TK có liên quan như: TK 111, TK 112... 2.4. Biện pháp 4: Phương pháp kế toán tiền lương của nhà trường: - Khi tính ra tiền lương phải trả cán bộ công chức viên chức, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương toàn trường hạch toán: Nợ TK 661 Có TK 334 12
File đính kèm:
- skkn_ke_toan_tien_luong_va_cac_khoan_trich_nop_theo_luong.docx